Những thông tin về 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh và hiệu quả, từ đó đảm bảo sự phát triển và thích ứng lâu dài với thị trường.
Tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Tính tới Quý 1 2025)
Top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (Q1/2025)
1. Mỹ - 31,4 tỷ USD - Đứng đầu trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Mỹ tiếp tục giữ vững vị trí nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong quý I đã đạt khoảng 31,4 tỷ USD. Đặc biệt trong tháng 4/2025, xuất khẩu sang Mỹ tăng tới 20% so với cùng kỳ năm trước.
2. Liên minh châu Âu (EU) - 13,71 tỷ USD.
3. Trung Quốc - 13,2 tỷ USD - Một đối tác quan trọng trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên với quy mô thương mại vượt 200 tỷ USD.
Tính đến hết quý 1 năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt khoảng 13,2 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt điều, trái cây đặc biệt là sầu riêng, thanh long, xoài, chanh leo, cùng với thủy sản, linh kiện điện tử, dệt may, cao su và dầu thô.
Bên cạnh đó, Việt Nam có 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD sang Trung Quốc, trong đó có 1 nhóm đạt hơn chục tỷ đô là điện thoại và linh kiện (10,86 tỷ USD). Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu khác bao gồm: Dệt may, giày dép, sản phẩm điện tử, nông sản và thủy sản.
4. Các nước ASEAN - 9,2 tỷ USD
Trong mối quan hệ thương mại với 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khối ASEAN tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định trong bối cảnh kinh tế khu vực đang phục hồi sau đại dịch và các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2025.
Trong đó, Thái Lan là một trong những thị trường xuất khẩu của Việt Nam với quy mô lớn nhất trong khối ASEAN, chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tại khu vực này.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN gồm các nhóm hàng công nghiệp chế biến như máy móc, điện tử, điện thoại, dệt may, giày dép, cùng với các mặt hàng nông sản và thủy sản như gạo, thủy sản và các sản phẩm từ gỗ, chất dẻo.
Sự đa dạng về các mặt hàng thể hiện sự linh hoạt của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng các ưu đãi thuế quan và nhu cầu thị trường trong khu vực.
5. Hàn Quốc - 6,8 tỷ USD
Với chính sách mở cửa và các ưu đãi thuế quan từ những Hiệp định Thương mại tự do như Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hàn Quốc được đánh giá là thị trường còn có rất nhiều tiềm năng để khai thác trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt khoảng 6,8 tỷ USD trong quý 1 năm 2025. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc là điện thoại di động và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, dệt may cùng thủy sản.
Bên cạnh giá trị kim ngạch, việc mở rộng xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng góp phần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tận dụng tối đa các cơ hội trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động.
6. Nhật Bản - 6,4 tỷ USD
Từ lâu, Nhật Bản đã là một cái tên nổi bật trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia ngày càng được củng cố nhờ nhiều Hiệp định Thương mại tự do cả song phương lẫn đa phương như VJEPA, AJCEP, CPTPP và RCEP. Những thỏa thuận này mang lại lợi thế về thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng mở rộng và gia tăng sự hiện diện ở Nhật Bản – một cái tên lâu đời trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, dù có nhiều thuận lợi về chính sách, thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt khoảng 6,4 tỷ USD, với các mặt hàng chủ lực gồm máy móc, thiết bị điện và cơ khí, quần áo, giày dép, gỗ cùng các sản phẩm chế biến từ gỗ, đồ nội thất và các sản phẩm nhựa.
7. Hồng Kông - 3,3 tỷ USD
Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) là một trung tâm tài chính quan trọng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đồng thời cũng là một trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông đạt khoảng 3,3 tỷ USD, thể hiện vị thế là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Hồng Kông trong khối ASEAN.
Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; hàng dệt may; hàng thủy sản; giày dép.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng giữ vai trò quan trọng như một đối tác cung ứng thực phẩm lớn thứ 6 cho Hồng Kông trong nhiều năm qua. Kim ngạch nhập khẩu thực phẩm từ Việt Nam vào Hồng Kông duy trì mức trung bình trên 400 triệu USD mỗi năm, tập trung vào các mặt hàng như lợn sữa, thủy sản, rau quả, gạo và hạt điều.
8. Ấn Độ - 2,38 tỷ USD
Quan hệ thương mại Việt Nam – Ấn Độ đã phát triển ổn định trong hơn 25 năm qua. Bên cạnh việc nằm trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Nam Á, chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này.
Tính tới hết quý 1 năm 2025, kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 2,38 tỷ USD. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đang phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành hàng, trong đó các sản phẩm công nghệ cao và nông sản tiếp tục là những lĩnh vực trọng điểm.
9. Australia - 1,58 tỷ USD
Trong những năm gần đây, Australia giữ vững vai trò trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang Australia tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Australia đạt 1,58 tỷ USD trong ba tháng đầu năm 2025. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm máy móc thiết bị điện, nhiên liệu khoáng, giày dép, quần áo, thủy sản, đồ nội thất và hoa quả tươi.
Tuy nhiên, thị phần nhập khẩu các sản phẩm Việt Nam tại Australia còn tương đối hạn chế. Chỉ có một số nhóm hàng như giày dép, thủy sản và trái cây tươi chiếm thị phần nhập khẩu lớn tại thị trường này. Điều này cho thấy cơ hội mở rộng và nâng cao vị thế trên thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn rất rộng mở.
10. Đài Loan - 1,56 tỷ USD
Đài Loan (Trung Quốc) hiện là đối tác đầu tư lớn thứ tư và đối tác thương mại lớn thứ năm của Việt Nam. Đài Loan được xem là thị trường tiềm năng quan trọng đối với các mặt hàng nông – lâm – thủy sản của Việt Nam.
Không chỉ trực tiếp nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Đài Loan còn đóng vai trò trung gian xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đến các khu vực Đông Á, châu Âu và châu Mỹ, mở rộng phạm vi tiếp cận cho các doanh nghiệp Việt.