...

C/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa

C/O trong xuất nhập khẩu là gì?
CO (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nó không chỉ là những giấy tờ quan trọng mà còn chính là cầu nối giữa các nước trong thương mại quốc tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các khái niệm C/O, vai trò của nó trong quy trình xuất nhập khẩu cũng như cách thức xin cấp.

Giấy Chứng nhận xuất xứ C/O

C/O (viết tắt của Certificate of Origin) là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp, nhằm xác nhận nơi sản xuất hoặc nguồn gốc của hàng hóa. CO không chỉ là một chứng từ hành chính, mà còn là công cụ giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan, đáp ứng yêu cầu pháp lý và tăng độ tin cậy trên thị trường quốc tế.
Giấy chứng nhận C/O thường được yêu cầu khi xuất khẩu hàng hóa sang nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là trong các hiệp định thương mại tự do.
C/O có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu:
  • Chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa: C/O chứng minh rằng hàng hóa có nguồn gốc từ một quốc gia nhất định, điều này là rất quan trọng trong các giao dịch thương mại quốc tế.
  • Hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại: Nhiều quốc gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) cho phép hàng hóa từ một số nước được giảm thuế hoặc miễn thuế nếu có giấy chứng nhận C/O hợp lệ.
  • Tạo thuận lợi cho thủ tục thông quan: C/O giúp đơn giản hóa quy trình thông quan tại hải quan, giúp hàng hóa nhanh chóng được đưa vào thị trường tiêu thụ.
  • Tăng uy tín và minh bạch cho sản phẩm: Có C/O cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm đó được kiểm tra và xác nhận nguồn gốc, tạo lòng tin cho khách hàng và đối tác.
certificate of origin co là gì co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Certificate of Origin (C/O) là gì?

Xin cấp Chứng nhận Xuất xứ (C/O) tại Việt Nam như thế nào

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân (áp dụng cho lần đầu)

Nếu đây là lần đầu tiên doanh nghiệp xin cấp C/O, cần đăng ký hồ sơ thương nhân tại tổ chức cấp C/O như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoặc Bộ Công Thương. Việc đăng ký có thể thực hiện trực tuyến qua hệ thống eCoSys tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có dấu sao y bản chính).
  • Mẫu chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền.
  • Danh mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp C/O (nếu có).

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp C/O

Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp C/O theo mẫu quy định (Mẫu số 04).
  • Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh.
  • Bản sao hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
  • Bản sao vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương.
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan.
  • Chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm như hóa đơn mua hàng, hợp đồng mua bán hoặc tài liệu tương đương.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Bạn có thể nộp hồ sơ theo các hình thức sau:
  • Trực tuyến qua hệ thống eCoSys tại www.ecosys.gov.vn.
  • Nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức cấp C/O.
  • Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến tổ chức cấp C/O.
hệ thống ecosys co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
EcoSys - Hệ thống quản lý & cấp chứng nhận xuất xứ điện tử

Bước 4: Chờ xử lý và nhận kết quả

Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến và hợp lệ, kết quả sẽ được trả trong vòng 6 giờ làm việc. Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, thời gian trả kết quả là trong vòng 8 giờ làm việc kể từ khi cơ quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Nội dung chính trên chứng nhận CQ

nội dung trên certificate of origin co co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Các nội dung trong Certificate of Origin (C/O)

1. Tên và địa chỉ người xuất khẩu (Exporter)

Đây là công ty/đơn vị bán hàng tại nước xuất khẩu. Thông tin này phải trùng khớp với hợp đồng thương mại và các chứng từ khác.

2. Tên và địa chỉ người nhập khẩu (Consignee)

Phần này cung cấp thông tin bên mua hoặc bên nhận hàng tại nước nhập khẩu.

3. Mô tả hàng hóa (Description of Goods)

Mục này bao gồm tên hàng, mã HS code, ký hiệu, số lượng, bao bì, trọng lượng…Mô tả phải chính xác và đồng nhất với hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) và phiếu đóng gói (Packing List).

4. Xuất xứ hàng hóa (Country of Origin)

Phần này ghi rõ quốc gia nơi hàng hóa được sản xuất hoặc chế tạo. Đây là thông tin quan trọng nhất của CO.

5. Số hiệu và ngày cấp CO

Số tham chiếu duy nhất giúp truy xuất chứng từ. Ngày cấp không được sau ngày tàu khởi hành quá lâu (tùy theo quy định nước nhập khẩu).

6. Thông tin vận đơn / phương tiện vận chuyển

Mục này có thể ghi số vận đơn (Bill of Lading), phương thức vận chuyển (đường biển, hàng không…).

7. Loại CO

Mỗi loại CO phục vụ mục đích thương mại khác nhau. Ví dụ: Form A (ưu đãi GSP), Form E (ASEAN-Trung Quốc), Form D (ASEAN), v.v.

8. Xác nhận và chữ ký

Có 2 phần xác nhận:
  • Phần của tổ chức cấp CO: như VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) hoặc Bộ Công Thương.
  • Phần của người xuất khẩu: đại diện công ty ký tên, đóng dấu.

9. Con dấu đỏ và mã xác nhận

CO hợp lệ cần có dấu đỏ của cơ quan có thẩm quyền cấp CO có thể kèm theo mã QR hoặc số seri để tra cứu trực tuyến.

CO, CQ khác nhau như thế nào?

CO (Certificate of Origin) và CQ (Certificate of Quality) là hai chứng từ quen thuộc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Dù chức năng hoàn toàn khác nhau, chúng lại dễ bị nhầm lẫn bởi tên gọi tương tự và cùng liên quan đến việc chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa. Nếu bạn muốn hiểu rõ sự khác nhau giữa CO và CQ cũng như vai trò cụ thể của từng loại trong giao dịch quốc tế, hãy tham khảo bài viết dưới đây:
Đọc thêm: CQ là gì trong xuất nhập khẩu? So sánh 2 loại giấy chứng nhận CO và CQ
co khác gì với cq co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Certificate of Origin (C/O) khác gì với Certificate of Quality (C/Q)?

Một số mẫu CO phổ biến tại Việt Nam

Để có thể được hưởng ưu đãi thuế quan thì người khai hải quan cần lựa chọn các form C/O hợp lý với tình huống của mình. Sau đây, là một số Form C/O thường gặp:
STT
     MẪU C/O
     VĂN BẢN QUY ĐỊNH
1
Form D
(Giấy chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN có hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ATIGA)
Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BCT.
 
2
Form E
( Mẫu C/O mẫu E, quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng và việc áp dụng được thực hiện theo thỏa thuận của các Nước thành viên ACFTA )
Theo quy định tại Điều 1 của Thông tư 12/2019/TT-BTC thì: Kể từ ngày 12 tháng 9 năm 2019 Mẫu C/O mẫu E (phụ lục II ban hành kèm Thông tư 12), quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng và việc áp dụng được thực hiện theo thỏa thuận của các Nước thành viên ACFTA và quy định tại Thông tư này.
3
Form AK
(Asean – Hàn Quốc)
Mẫu tại Phụ lục VI-A ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT.
4
Form AJ
(Asean – Nhật Bản)
– Mẫu giấy chứng nhận xuất xử của ASEAN tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quyết định 44/2008/QĐ-BCT.
– Mẫu giấy chứng nhận xuất xử của Nhật bản tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Quyết định 44/2008/QĐ-BCT.
5
Form AANZ
(Asean – Úc – New Zealand)
Mẫu tại Phụ lục V-A ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT.
6
Form AI
(Asean – Ấn Độ)
Mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 15/2010/TT-BCT.
7
Form VJ
(Việt Nam – Nhật Bản)
Mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 10/2009/TT-BCT.
8
Form VC
(Việt Nam – Chi Lê)
– Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa VC của Việt Nam (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2015/TT-BCT);
– Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa VC của Chi Lê (tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 05);
9
Form VK
(Việt Nam – Hàn Quốc)
– Mẫu C/O VK do Việt Nam cấp (tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT);
– Mẫu C/O KV do Hàn Quốc cấp (tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT);
10
Form EAV
(Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu)
Mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 21/2016/TT-BCT.
11
Form S
(Việt Nam – Lào)
Mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2010/TT-BCT.
12
Form X
(Việt Nam – Campuchia)
– C/O Mẫu X (tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 17/2011/TT-BCT), do Bộ Công Thương nước Việt Nam cấp cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia.
– C/O Mẫu S (tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 7360/QĐ-BCT), do Bộ Thương mại Campuchia cấp cho hàng hóa có xuất xứ Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam.

Kết luận

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận C/O đóng vai trò cực kỳ quan trọng, không chỉ giúp nâng cao tính minh bạch và độ tin cậy của hàng hóa mà còn góp phần thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia. Hiểu rõ quy trình cấp và các yêu cầu liên quan đến chứng từ này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thuận lợi hơn trong thị trường toàn cầu.
Theo dõi Tradeint ngay để nâng cao kiến thức chuyên môn và không bỏ lỡ các cập nhật mới nhất về thương mại quốc tế.
 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến các dịch vụ của TradeInt.

Vui lòng dành ít phút để điền vào biểu mẫu này và trò chuyện
với các chuyên gia của chúng tôi.

Kết nối để khám phá các giải pháp thông minh trong thương mại toàn cầu.

Điền thông tin doanh nghiệp của bạn và những thách thức chính trong thương mại để nhận bản demo phù hợp với nhu cầu từ các chuyên gia của chúng tôi.

Tìm kiếm không giới hạn các bản ghi xuất nhập khẩu.

Bản ghi chi tiết (Người mua, Nhà cung cấp, Điểm đến, Sản phẩm, Giá trị, Số lượng, Trọng lượng, Thông tin vận chuyển)

Phân tích đối thủ cạnh tranh (theo mã HS/Sản phẩm)

Đội ngũ hỗ trợ toàn cầu/địa phương

Được các tập đoàn hàng đầu thế giới tin tưởng

quality choice co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
happiest users co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
top performer co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
top performer co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn

Được phát triển bởi một công ty đạt giải thưởng tại Singapore

Seraphinite AcceleratorOptimized by Seraphinite Accelerator
Turns on site high speed to be attractive for people and search engines.