Cẩm Nang Thủ Tục Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam

Thủ tục xuất khẩu nông sản Việt Nam
Xuất khẩu nông sản là một trong những lĩnh vực mũi nhọn mang lại giá trị kinh tế lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, để đưa nông sản ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần nắm rõ các thủ tục cần thiết – từ kiểm dịch, xin giấy phép, chuẩn bị chứng từ cho đến thông quan. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cẩm nang chi tiết từ A-Z về thủ tục xuất khẩu nông sản, giúp doanh nghiệp dễ dàng chuẩn bị hồ sơ, tuân thủ quy định pháp luật và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động xuất khẩu.

Tổng quan về xuất khẩu nông sản Việt Nam

Tiềm năng của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với nhiều mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, trái cây tươi (sầu riêng, xoài, chuối…), quế và các loại gia vị. Các sản phẩm này không chỉ đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu mà còn khẳng định vị thế nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thị trường xuất khẩu tiềm năng của nông sản Việt ngày càng được mở rộng, trong đó nổi bật là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và Mỹ. Đây đều là các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, song cũng mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp nếu đáp ứng đúng chuẩn.
Đọc thêm: Top 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Mức thuế khi xuất khẩu nông sản

Thuế nhập khẩu nông sản ở các thị trường quốc tế có sự khác biệt đáng kể, phụ thuộc vào chính sách của từng nước và các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Nhờ tham gia các FTA như EVFTA, CPTPP, RCEP…, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam được hưởng mức thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế khi xuất khẩu sang các nước như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Canada. Ví dụ, EU áp dụng thuế nhập khẩu 0% cho phần lớn nông sản Việt Nam có C/O mẫu EUR.1 hợp lệ theo EVFTA.
Tuy nhiên, ở những thị trường ngoài FTA hoặc mặt hàng không đáp ứng ROO, mức thuế nhập khẩu có thể cao hơn và thường phụ thuộc vào biểu thuế MFN. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tra cứu thuế suất áp dụng cho từng mã HS cụ thể tại các nguồn tin cậy như:
  • Trang web hải quan hoặc bộ thương mại của nước nhập khẩu
  • Tham vấn trực tiếp các đơn vị logistics, forwarder hoặc đối tác nhập khẩu

Quy trình xuất khẩu nông sản Việt Nam

Bước 1: Kiểm tra mức độ phù hợp của nông sản đối với yêu cầu của nước nhập khẩu

Bước đầu tiên cần đánh giá mức độ phù hợp của nông sản với các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định nhập khẩu của thị trường mục tiêu. Việc nắm chắc các yêu cầu của nước nhập khẩu sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tạo cơ hội cho hàng hóa dễ dàng được thông quan ngay sau đó.

Bước 2: Xử lý hàng nông sản và thủ tục kiểm dịch

Mặt hàng nông sản trước khi được đem đi xuất khẩu cần đáp ứng một số yêu cầu sau đây:
  • Nông sản được trồng và thu hoạch từ những vùng có nguyên liệu sạch, được chứng nhận bởi một số đơn vị uy tín như: Vietgap, GlobalGap.
  • Thực hiện hun trùng, chiếu xạ, kiểm dịch thực vật, làm C/O đúng trình tự quy định.
  • Đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, hàm lượng và không có dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bên trong.
  • Quy cách đóng gói phù hợp, sử dụng thùng carton, bao bì chắc chắn khi đóng hàng, để hạn chế xảy ra hư hỏng.
xử lý hàng nông sản và thủ tục kiểm dịch co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Xử lý hàng nông sản và thủ tục kiểm dịch

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi đã thực hiện kiểm định chất lượng cho hàng hóa nông sản, và chắc chắn rằng nông sản đạt chuẩn, doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị hồ sơ hải quan. Bộ hồ sơ này bao gồm:
  • Hợp đồng mua bán (Sale Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
  • Bill gốc (Original bill of lading)
  • Booking Note
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Giấy phép xuất khẩu
  • Chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate)
  • Chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate)
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do
  • Giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm
  • Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng
  • Giấy chứng nhận bức xạ
  • Kiểm tra chất lượng
Thông thường, các loại giấy tờ như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, booking và bill gốc là bộ chứng từ cơ bản, bắt buộc phải có khi thực hiện xuất khẩu nông sản. Trong khi đó, các loại giấy chứng nhận có thể phát sinh dựa theo điều kiện Incoterm hoặc theo quy định của quốc gia nhập khẩu.
khâu chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu nông sản co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Khâu chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu nông sản

Bước 4: Đăng ký tờ khai Hải quan

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký tờ khai Hải quan trên hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS. Đây là bước khai báo thông tin về lô hàng, bao gồm:
  • Mã HS (Harmonized System) của sản phẩm
  • Số lượng, trọng lượng và giá trị hàng hóa
  • Thông tin về Doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu
  • Phương thức vận chuyển và cảng xuất
Việc khai báo chính xác thông tin là vô cùng quan trọng. Nếu có bất kỳ sai sót nào, lô hàng có thể bị giữ lại để kiểm tra hoặc thậm chí bị phạt. Sau khi khai báo, hệ thống sẽ trả về mã số tờ khai và trạng thái kiểm tra của lô hàng. Hệ thống sẽ tự động trả về 1 trong 3 luồng:
  • Luồng xanh: Miễn kiểm tra, thông quan ngay
  • Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ
  • Luồng đỏ: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Bước 5: Thông quan hàng nông sản

Khi bạn đã thực hiện khai báo hải quan như, các cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra lại thông tin. Nếu như hồ sơ của doanh nghiệp đầy đủ, không có sai sót thì hàng hóa sẽ được thông quan và có thể xuất khẩu. Nếu hàng phải nộp thuế xuất khẩu, doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi được thông quan.

Bước 6: Vận chuyển hàng hóa

phạm vi áp dụng điều kiện dpu co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Phạm vi áp dụng điều kiện DPU
  • Đóng gói, ghi nhãn đúng chuẩn thị trường nhập khẩu: Bao bì cần đảm bảo an toàn cho sản phẩm trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là nông sản tươi. Nhãn mác phải ghi rõ tên sản phẩm, nước xuất xứ, mã vùng trồng/cơ sở đóng gói (nếu có), ngày sản xuất, hạn sử dụng theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
  • Thuê phương tiện vận chuyển (logistics): Doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp (đường biển, đường hàng không, đường bộ) tùy thuộc vào loại nông sản, thời gian và chi phí. Làm việc với hãng tàu hoặc công ty logistics để đặt chỗ và lấy vận đơn.
Đọc thêm: Tìm hiểu về quy trình đặt tàu (Booking) trong xuất nhập khẩu

Những lưu ý quan trọng khi xuất khẩu nông sản

Thủ tục xuất khẩu có thể khác nhau giữa các thị trường

Mỗi quốc gia nhập khẩu có quy định riêng biệt về kiểm dịch, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ yêu cầu của từng thị trường trước khi xuất khẩu. Ví dụ, EU đòi hỏi truy xuất nguồn gốc chặt chẽ và tiêu chuẩn chất lượng cao, trong khi Trung Quốc yêu cầu mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói được phê duyệt.

Phương thức bảo quản cần phù hợp với từng loại nông sản

Ở Việt Nam rau quả xuất khẩu thường được bảo quản bằng phương pháp nào? Thực tế là, các loại nông sản khác nhau cần được bảo quản theo cách khác nhau. Nếu doanh nghiệp không chú ý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản khi tới tay người mua. Ví dụ, nông sản được xuất khẩu gồm 2 loại: bảo quản khô và bảo quản mát:
  • Đối với bảo quản khô: doanh nghiệp cần điều chỉnh độ ẩm của không khí thích hợp bằng cách sử dụng thiết bị thông gió, để ngăn chặn nông sản bị sâu mọt và mầm bệnh tấn công. Ví dụ như khi bảo quản các loại hạt thì độ ẩm không khí nên giảm xuống 84-87% so với ban đầu. Với các mặt hàng trái cây thì tỷ lệ độ ẩm có thể cao hơn
  • Với nông sản là hoa quả tươi cần bảo quản lạnh thì thời gian thu hoạch, đóng gói, vận chuyển cần diễn ra theo đúng trình tự. Cần đảm bảo tính đồng bộ để chất lượng hàng hóa được tốt nhất. Ngoài ra, tùy theo mặt hàng nông sản, nhiệt độ trong máy bay và container phải được điều chỉnh phù hợp, ví dụ như đối với rau, củ quả, nhiệt độ phải từ 2 – 12 độ C, nhằm giúp cho nông sản được tươi tốt, hạn chế phát sinh hư hỏng.
phương thức bảo quản cần phù hợp với từng loại nông sản co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Phương thức bảo quản cần phù hợp với từng loại nông sản

Mã HS của sản phẩm cần chính xác

Mỗi loại nông sản có một mã HS riêng, ảnh hưởng đến mức thuế và thủ tục hải quan. Doanh nghiệp cần xác định đúng mã HS của sản phẩm để khai báo hải quan chính xác, tránh sai sót và áp sai thuế. Doanh nghiệp có thể tra cứu trên:

Đảm bảo chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc

Đây là yếu tố then chốt để xây dựng uy tín. Việc áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalG.A.P. và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng (từ vùng trồng đến khâu đóng gói) sẽ giúp nông sản Việt Nam dễ dàng thâm nhập các thị trường khó tính.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Đảm bảo chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc

Rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu nông sản (SPS, TBT)

Doanh nghiệp cần lưu ý và tìm hiểu kỹ về các rào cản kỹ thuật mà các nước nhập khẩu áo dụng nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và kiểm soát chất lượng nhập khẩu. Vi dụ:
  • Rào cản SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures): Liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Các nước nhập khẩu thường đặt ra các giới hạn về dư lượng hóa chất, mầm bệnh, hoặc yêu cầu chứng nhận không có sâu bệnh.
  • Rào cản TBT (Technical Barriers to Trade): Liên quan đến các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình đánh giá sự phù hợp (bao bì, nhãn mác, quy trình sản xuất).

Kết luận

Xuất khẩu nông sản là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu canh tác, xử lý sau thu hoạch đến hoàn thiện hồ sơ, khai báo hải quan và vận chuyển. Việc tuân thủ đúng các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn của từng thị trường nhập khẩu không chỉ giúp hàng hóa được thông quan thuận lợi mà còn góp phần nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cần chủ động cập nhật các yêu cầu về kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, cũng như tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Ngoài ra, việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu và cơ quan chức năng là yếu tố then chốt đảm bảo chuỗi giá trị nông sản hoạt động bền vững và hiệu quả.
Theo dõi Tradeint ngay để nắm bắt quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa và cập nhật kịp thời các tin tức thương mại quốc tế mới nhất.
 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến các dịch vụ của TradeInt.

Vui lòng dành ít phút để điền vào biểu mẫu này và trò chuyện
với các chuyên gia của chúng tôi.

Kết nối để khám phá các giải pháp thông minh trong thương mại toàn cầu.

Điền thông tin doanh nghiệp của bạn và những thách thức chính trong thương mại để nhận bản demo phù hợp với nhu cầu từ các chuyên gia của chúng tôi.

Tìm kiếm không giới hạn các bản ghi xuất nhập khẩu.

Bản ghi chi tiết (Người mua, Nhà cung cấp, Điểm đến, Sản phẩm, Giá trị, Số lượng, Trọng lượng, Thông tin vận chuyển)

Phân tích đối thủ cạnh tranh (theo mã HS/Sản phẩm)

Đội ngũ hỗ trợ toàn cầu/địa phương

Được các tập đoàn hàng đầu thế giới tin tưởng

quality choice co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
happiest users co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
top performer co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
top performer co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn

Được phát triển bởi một công ty đạt giải thưởng tại Singapore