Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, với sản lượng và chủng loại phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để gạo Việt Nam có thể ra thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và thuận lợi, doanh nghiệp cần nắm rõ thủ tục xuất khẩu gạo theo đúng quy định hiện hành.
Trong bài viết này, hãy cùng TradeInt tìm hiểu những cập nhật mới nhất về các giấy phép, thủ tục trong hoạt động xuất khẩu gạo, cũng như những lưu ý quan trọng cho một số thị trường.
Điều kiện để doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo
Doanh nghiệp được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng một số điều kiện:
- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
- Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng mình việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình được thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.Doanh nghiệp xin giấy phép xuất khẩu gạo ở đâu?
Thủ tục xuất khẩu gạo năm 2025 gồm những bước nào?
Bước 1: Đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu
Doanh nghiệp cần hoàn tất thủ tục đăng ký với các cơ quan chức năng để được phép tham gia vào hoạt động xuất khẩu, bao gồm việc đăng ký mã số thuế và mã số xuất nhập khẩu.
Bước 2. Xin giấy phép xuất khẩu gạo
Doanh nghiệp muốn xin giấy phép xuất khẩu gạo sẽ phải làm thủ tục tại Bộ Công Thương. Đây là bước quan trọng để xác nhận doanh nghiệp đó có đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (1 bản chính).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy chứng nhận đầu tư: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo (trong trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến); hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 1 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Bước 3: Ký hợp đồng xuất khẩu
Bước 4: Làm hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
- Bản sao hợp đồng xuất khẩu có công chứng hoặc xác nhận hợp pháp.
- Giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan đến quyền xuất khẩu gạo.
- Các tài liệu bổ trợ khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Bước 5: Chuẩn bị hàng hóa
Bước 6: Kiểm tra chất lượng và chứng nhận kiểm dịch
- Độ ẩm
- Tỷ lệ hạt nguyên
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Hàm lượng tạp chất và kim loại nặng
- Giống lúa: Phải nằm trong danh mục giống lúa được phép xuất khẩu
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu của cơ quan kiểm dịch quy định tại Phụ lục IV của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT)
- Hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa (nếu có)
- Giấy ủy quyền của chủ hàng (trong trường hợp bên đăng ký là người được ủy quyền)
- Mẫu gạo của lô hàng cần kiểm dịch.
Bước 7: Khai báo hải quan
- Tờ khai hải quan điện tử thông qua hệ thống VNACCS/VCIS.
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Danh sách chi tiết hàng hóa đóng gói (Packing List).
- Hợp đồng thương mại đã ký kết với đối tác nước ngoài (Sale Contract).
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương cấp.
- Các chứng từ khác theo yêu cầu cụ thể của cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin).
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).
- Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate).
Bước 8: Kiểm tra và thông quan
Mã HS chi tiết của từng loại gạo
Mã HS | Mô tả hàng hóa |
10.06 | Lúa gạo. |
1006.1 | – Thóc: |
1006.10.10 | – – Phù hợp để gieo trồng |
1006.10.90 | – – Loại khác |
1006.2 | – Gạo lứt: |
1006.20.10 | – – Gạo Hom Mali |
1006.20.90 | – – Loại khác |
1006.3 | – Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed): |
1006.30.30 | – – Gạo nếp |
1006.30.40 | – – Gạo Hom Mali |
1006.30.50 | – – Gạo Basmati |
1006.30.60 | – – Gạo Malys |
1006.30.70 | – – Gạo thơm khác |
– – Loại khác: | |
1006.30.91 | – – – Gạo đồ |
1006.30.99 | – – – Loại khác |
1006.4 | – Tấm: |
1006.40.10 | – – Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi |
1006.40.90 | – – Loại khác |
Gạo Việt Nam xuất khẩu có phải đóng thuế không?
Các quy định của nhà nước về hoạt động xuất khẩu gạo
Thay đổi 1: Mở rộng và làm rõ quyền kinh doanh xuất khẩu gạo
Thay đổi 2: Bổ sung thêm trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
- Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận
- Tổng cục Hải quan
- Sở Công Thương liên quan
Thay đổi 3: Chỉnh sửa quy định về báo cáo lượng tồn kho gạo
- Tần suất báo cáo: Doanh nghiệp cần báo cáo định kỳ trước ngày 5 hàng tháng.
- Phạm vi báo cáo: Báo cáo sẽ được gửi đến Bộ Công Thương, Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc cơ sở sản xuất, đồng thời sao gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Thay đổi 4: Tăng cường trách nhiệm quản lý của các bộ ngành và địa phương
Trách nhiệm của Bộ Công Thương
Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Vai trò của UBND các tỉnh, thành phố
Xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo cùng TradeInt
- Chủ động theo dõi xu hướng nhập khẩu, giá gạo quốc tế và thị trường tiềm năng.
- Phân tích xu hướng xuất, nhập gạo khẩu toàn cầu để nhanh chóng có những điều chỉnh chiến lược.