Việt Nam là một trong top 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Đây là ngành hàng đã mang lại thu nhập đáng kể cho người nông dân trong nước, đồng thời góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong thương mại quốc tế. Vậy xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ mấy trên bản đồ thế giới? Đâu là những cơ hội và thách thức mà ngành đang đối mặt? Hãy cùng tìm hiểu với TradeInt nhé.
Tổng quan về tình hình xuất khẩu gạo toàn cầu
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2025, thị trường gạo toàn cầu có thể sẽ có nhiều diễn biến lạc quan với giá cả cạnh tranh hơn, nguồn cung dồi dào và nhu cầu ổn định. Những yếu tố này mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt khoảng 56,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với dự báo trước đó. Sản lượng gạo thế giới trong niên vụ 2024-2025 dự kiến đạt mức kỷ lục khoảng 530 triệu tấn, cùng với động thái dỡ bỏ lệnh cấm và giảm thuế xuất khẩu gạo từ phía Ấn Độ vào cuối tháng 9 năm 2024, đã tạo ra nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, sự gia tăng nguồn cung cũng đồng thời làm giảm giá bán của top 5 nước xuất khẩu gạo cũng như trên toàn cầu.
Vậy so với các tên tuổi lớn như Ấn Độ và Thái Lan, xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới? Hãy cùng TradeInt tìm hiểu về vị trí Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh trong thị trường, từ đó tìm ra những triển vọng, cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong năm 2025.
Top 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là những quốc gia nào?
#1. Ấn Độ ~ 17 triệu tấn - Đứng đầu trong top 5 nước xuất khẩu gạo
Trong danh sách top 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, Ấn Độ giữ vị trí số 1. Trong năm 2024, nước này có khối lượng gạo xuất khẩu lên tới 17 triệu tấn.
Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và gạo trắng phi basmati từ tháng 9/2024, Ấn Độ đã nối lại xuất khẩu và tăng cường nguồn cung ra thị trường quốc tế. Sản lượng gạo niên vụ 2024-2025 của Ấn Độ dự báo sẽ đạt mức kỷ lục 145 triệu tấn, chiếm khoảng 27% sản lượng gạo toàn cầu, với khối lượng xuất khẩu dự kiến lên tới 21,5 triệu tấn, tăng gần 50% so với năm trước.
Mặc dù giá gạo xuất khẩu bình quân của Ấn Độ dao động trong khoảng 330-386 USD/tấn, thấp hơn so với các nước khác trong top 5 nước xuất khẩu gạo, nhưng nhờ sản lượng khổng lồ, ngành hàng này của Ấn Độ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu về giá trị trên thị trường quốc tế.
#2. Thái Lan ~ 10 triệu tấn
Thái Lan đứng thứ 2 trong top 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ sau Ấn Độ.
Trong năm 2024, Thái Lan đã xuất khẩu gần 10 triệu tấn gạo, mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây, vượt mục tiêu gần 1 triệu tấn so với kế hoạch ban đầu. Giá trị xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm này đạt khoảng 6,43 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2023.
Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu gạo năm 2025 của Thái Lan có thể giảm khoảng 24,2%, xuống còn xấp xỉ 7,5 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ khi nước này dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng và gạo tấm 100% tấm, cùng với sự gia tăng nguồn cung trên toàn cầu.
Đồng thời, khi đồng baht mạnh lên so với các ngoại tệ (như USD), giá gạo của Thái Lan tính bằng USD sẽ cao hơn so với các đối thủ trong top 5 nước xuất khẩu gạo, làm giảm sức cạnh tranh, từ đó tạo áp lực lên toàn ngành gạo.
Về giá cả, giá xuất khẩu gạo bình quân của Thái Lan trong năm 2024 đã tăng so với năm trước, trong đó nổi bật nhất là gạo Hom Mali – loại gạo thơm đặc trưng, tăng khoảng 7,6%. Các loại gạo khác của Thái Lan cũng ghi nhận mức tăng trên 10%. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan thường cao hơn so với Ấn Độ, với các thị trường chính là Indonesia, Philippines, Iraq, Nam Phi và Mỹ.
#3. Việt Nam ~ 9 triệu tấn
Vậy xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ mấy trong top 5 nước xuất khẩu gạo?
Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 đứng thứ 3 trên thế giới, đạt 5,67 tỷ USD với sản lượng kỷ lục 9 triệu tấn, tăng 11,1% về lượng và hơn 20% về kim ngạch so với năm 2023. Đây là mức cao nhất trong lịch sử ngành gạo Việt Nam. Đồng thời, năm 2024 cũng ghi nhận mức giá xuất khẩu cao, trung bình đạt 627 USD/tấn.
Trong năm 2024, Philippines, Indonesia, Malaysia và Ghana là 4 thị trường mua nhiều gạo Việt Nam nhất. Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan:
- Philippines đứng đầu, chiếm 47,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, đạt trên 4,22 triệu tấn, tương đương trên 2,61 tỷ USD.
- Indonesia đứng thứ 2, chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước – đánh dấu mức tăng 16,6%
- Malaysia đứng thứ 3, chiếm 7,41% tổng kim ngạch
- Ghana là thị trường lớn thứ 4 của ngành gạo, chiếm 7,35% tổng kim ngạch
Dự báo trong năm 2025, ngành hàng này có thể sẽ gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gia tăng từ các nguồn cung lớn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp Việt hiện đang theo dõi sát sao các biến động của top 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và của thị trường nói chung để tìm ra những cơ hội mới.
#4. Pakistan ~ 6 triệu tấn
Trong 2024, Pakistan đã xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo, ghi nhận mức tăng ấn tượng lên tới 61,5% so với năm trước đó. Giá trị xuất khẩu gạo của Pakistan cũng đạt tới 4 tỷ USD, gần như gấp đôi so với con số 2,15 tỷ USD của năm trước. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này phần lớn được thúc đẩy bởi lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati mà Ấn Độ áp dụng vào năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi cho Pakistan lọt vào top 5 nước xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên, sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm, hoạt động xuất khẩu gạo năm 2025 của Pakistan phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn, đặc biệt ở phân khúc gạo non-basmati do Ấn Độ có lợi thế về quy mô sản xuất và mức giá thấp hơn.
Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Pakistan tập trung ở Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á – đặc biệt là Philippines và Bangladesh – cùng với một phần xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ.
#5. Mỹ ~ 4 triệu tấn
Tuy chỉ chiếm 2% trong tổng sản lượng gạo toàn cầu, Mỹ hiện nay là một trong top 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hàng năm, có khoảng 40 đến 45% sản lượng gạo tại Mỹ được phục vụ cho xuất khẩu.
Trong năm 2024, Hoa Kỳ đã xuất khẩu 3.82 tấn gạo, trị giá 2.44 tỷ USD – đánh dấu mức tăng nhẹ so với kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2023 (2.05 tỷ USD). Đây là mức xuất khẩu cao nhất kể từ niên vụ 2020/21. Các thị trường chính đang nhập khẩu gạo từ Mỹ là Mexico, các nước Trung Mỹ, vùng Caribe, Đông Bắc Á, Trung Đông, và Canada, ngoài ra còn có Liên minh châu Âu và vùng châu Phi hạ Sahara.
Các loại gạo xuất khẩu phổ biến của Mỹ bao gồm:
- Gạo thô (chưa xay xát)
- Gạo nấu chín trước/gạo đồ (parboiled rice)
- Gạo lứt (brown rice)
- Gạo trắng đã xay kỹ (fully milled rice)
Dự báo về nhu cầu thị trường gạo năm 2025
Theo dự báo của USDA, sản lượng gạo năm 2025 của thế giới có thể sẽ đạt mức kỷ lục 532,7 triệu tấn, đưa tổng nguồn cung gạo lên tới 712,15 triệu tấn, tăng gần 10 triệu tấn so với năm 2024. Tuy nhiên, thương mại gạo toàn cầu có thể sẽ giảm nhẹ xuống còn khoảng 58,5 triệu tấn.
Bên cạnh Việt Nam, những nước có nhu cầu nhập khẩu gạo nhiều nhất dự kiến sẽ là Philippines, Nigeria, Trung Quốc, và Indonesia. Trong số đó, Philippines được dự báo sẽ tiếp tục đứng đầu với nhu cầu nhập khẩu duy trì ở mức cao, có thể đạt tới 5,4 triệu tấn trong năm 2025, do sản xuất nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và dự trữ an ninh lương thực. Đây là thị trường giàu tiềm năng đối với top 5 nước xuất khẩu gạo.
Với nguồn cung dồi dào nhưng nhu cầu có dấu hiệu suy giảm, top 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, trong đó có Việt Nam, đang phải chịu áp lực ngày càng nặng nề trong việc điều chỉnh chiến lược và đảm bảo đà tăng trưởng bền vững.
Cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam
Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn trong giai đoạn cuối 2024 – đầu 2025, nhiều doanh nghiệp vẫn lạc quan về việc duy trì vị thế của Việt Nam trong top 5 nước xuất khẩu gạo.
Giá gạo đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục nhẹ, khi mức giảm trong tháng 3 được thu hẹp đáng kể so với hai tháng đầu năm. Các doanh nghiệp đang tích cực đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác nhập khẩu tại những thị trường quan trọng như Philippines, Indonesia và Malaysia – đặc biệt là ở Philippines, nơi gạo Việt Nam vẫn giữ vững vị thế hàng đầu nhờ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, và những ưu thế đặc biệt về khoảng cách địa lý và chi phí vận chuyển.
Đáng chú ý, khu vực châu Phi đang trở thành thị trường nhập khẩu gạo đầy triển vọng và ngày càng quan trọng. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2025, châu Phi sẽ vượt qua Đông Nam Á để trở thành khu vực có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Việt Nam hiện duy trì quan hệ thương mại tốt với nhiều quốc gia tại đây, trong đó Bờ Biển Ngà và Ghana là hai thị trường nhập khẩu chính trong năm 2024 và tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong quý I/2025. Rất có thể, trong năm 2025, Việt Nam vẫn sẽ là cái tên nổi bật trong top 5 nước xuất khẩu gạo tới các thị trường này.
Bên cạnh đó, gạo Việt Nam cũng duy trì sự hiện diện tại các thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản với các dòng sản phẩm cao cấp. Dù khối lượng xuất khẩu không lớn, nhưng giá trị thu về rất đáng kể, đặc biệt với các loại gạo đặc sản có giá bán từ 800 đến 1.200 USD/tấn, đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ quốc gia.
Theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tổng khối lượng gạo xuất khẩu năm 2025 có thể đạt khoảng 7,5 triệu tấn, giảm so với mức kỷ lục 9 triệu tấn của năm trước. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo thơm như ST24, ST25 và các sản phẩm chất lượng cao khác, giá trị xuất khẩu tổng thể vẫn được kỳ vọng duy trì ở mức tích cực. Vì vậy, tiềm năng phát triển của gạo Việt Nam vẫn là rất lớn.
Trước những biến động thị trường, hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo Việt Nam chính là đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và đa dạng hóa chủng loại gạo. Bên cạnh việc giúp giữ vững thị phần và vị thế của một trong cách tiếp cận này sẽ làm gia tăng giá trị và củng cố vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
TradeInt - Trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo
Việt Nam hiện giữ vị trí thứ 3 trong top 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tương đối ổn định.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều quốc gia khác và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi sự biến động liên tục về nhu cầu, giá cả trên thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần liên tục bám sát những diễn biến mới, từ đó dự báo chính xác và đón đầu những cơ hội phát triển mới.
TradeInt là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp theo sát những xu hướng trong thị trường gạo toàn cầu nhằm kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh và chủ động thích ứng. Với TradeInt, doanh nghiệp xuất khẩu gạo dễ dàng tìm kiếm và thâm nhập các thị trường mới, đa dạng hóa cách tiếp cận kinh doanh, từ đó giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền thống.
Thông qua những phân tích từ TradeInt, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tìm được đáp án cho những câu hỏi quan trọng như, “Top 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới là những quốc gia nào?“, “Xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ mấy?”, “Đâu là cơ hội cho tôi”, “Tôi chưa chạm được tới nhu cầu nào của thị trường gạo toàn cầu?”, “Đối thủ của tôi đang làm tốt ở đâu?”,…