Top 10 Loại Nông Sản Xuất Khẩu Của Việt Nam Năm 2025

Việt Nam, với lợi thế khí hậu nhiệt đới và đất đai màu mỡ, từ lâu đã khẳng định vị thế là một trong những cường quốc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Ngành nông nghiệp không chỉ là trụ cột kinh tế mà còn mang về hàng tỷ USD mỗi năm, giúp nâng cao đời sống nông dân và góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và thị trường toàn cầu đầy biến động, những mặt hàng nông sản chủ lực nào đã và đang đưa tên tuổi Việt Nam vươn xa? Hãy cùng khám phá Top 10 loại nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch ấn tượng nhất, cùng tiềm năng và thách thức riêng của từng loại, trong bức tranh toàn cảnh của nông sản Việt trên trường quốc tế.

Tổng quan về xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024 giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 32,8 tỷ USD tăng 22,4% so với năm 2023. Nửa đầu 2025, các mặt hàng nông sản tiếp tục là nhóm sản phẩm dẫn đầu tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với giá trị xuất khẩu đạt 15,29 tỷ USD, tăng 16,3%.
Các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU) đóng vai trò trụ cột trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Đây là những thị trường có nhu cầu lớn, ổn định và sức mua cao, đồng thời cũng là nơi đặt ra những yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh các thị trường truyền thống, Việt Nam đang đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng như các nước ASEAN, Trung Đông và châu Phi. Đây là những thị trường có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, dân số đông và nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2024

Top 10 loại nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

1. Cà phê - 5,62 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản

Cà phê vẫn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, đưa Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê Robusta hàng đầu thế giới. Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2024 đạt kỷ lục 5,62 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vượt mốc 5 tỷ USD. Theo số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 406.637 tấn cà phê, kim ngạch đạt 2,28 tỷ USD, giảm 18% về khối lượng, nhưng tăng tới 41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
kim ngạch xuất khẩu cà phê của việt nam từ 2015 2024 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ 2015-2024
Xét về thị trường xuất khẩu nông sản này trong hai tháng đầu năm 2025, Đức là thị trường lớn nhất, với 278 triệu USD (tăng 79%); Italy đứng thứ hai với 171 triệu USD (tăng 31%); tiếp theo là Nhật Bản: 127 triệu USD (tăng 56%); Hoa Kỳ: 120 triệu USD (tăng 53%); Tây Ban Nha: 117 triệu USD (tăng 29%)…

Thuận lợi và thách thức của mặt hàng nông sản

Việt Nam đạt được những thành tựu như vậy trong xuất khẩu cà phê là nhờ nhiều yếu tố. Trong đó, hiệp định EVFTA có hiệu lực từ năm 2020 đã giúp cà phê Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh tại thị trường EU khi thuế nhập khẩu đối với các dòng sản phẩm như cà phê rang xay và hòa tan được giảm ngay về 0%, so với mức 7–11% trước đó. Tuy nhiên, EU – thị trường tiêu thụ hơn 40% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam – đang gia tăng áp lực về các tiêu chuẩn bền vững và truy xuất nguồn gốc. Quy định EUDR yêu cầu chuỗi cung ứng minh bạch, không liên quan đến phá rừng và có báo cáo phát thải carbon rõ ràng. Trong khi đó, hệ thống truy xuất tại nhiều vùng trồng trong nước vẫn còn phân mảnh, chi phí chuyển đổi cao, gây khó cho doanh nghiệp khi muốn đáp ứng yêu cầu trong thời gian ngắn.

Dự báo xu hướng xuất khẩu mặt hàng nông sản nửa cuối năm 2025​

Thời gian gần đây, giá nông sản cà phê đã giảm rất mạnh. Từ thời điểm 1/5/2025 đến ngày 16/6/2025, giá cà phê trong nước giảm từ ngưỡng 130.200 – 130.800 đồng/kg xuống 112.000 đồng/kg. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường nông sản cà phê thế giới bị kẹt trong biên độ hẹp, chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ – áp dụng thuế phổ cập 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, bao gồm cả cà phê, từ ngày 10/4/2025. Trong tháng 6 và 7/2025, thị trường cà phê dự báo sẽ tiếp tục biến động mạnh. Căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, đặc biệt sau vụ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ đóng cửa eo biển Hormuz – tuyến vận chuyển dầu và hàng hóa quan trọng – tăng rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến chi phí logistics tăng cao. Những yếu tố này có thể tiếp tục gây áp lực giảm giá cà phê tại Việt Nam.

2. Gạo - 5,8 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản

Gạo là sản phẩm nông sản truyền thống và thiết yếu, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu. Năm 2024, khối lượng xuất khẩu đạt 9,03 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 5,8 tỷ USD – mức kim ngạch cao nhất từ trước đến nay của ngành gạo Việt Nam. 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt trên 3,43 triệu tấn, tương đương gần 1,77 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng nhưng giảm 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
kim ngạch xuất khẩu gạo của việt nam từ 2015 2024 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2015-2024
Về thị trường nhập khẩu, Phillipines là thị trường nhập khẩu nông sản gạo lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng qua (chiếm 43,3% tổng sản lượng), tiếp đến là Bờ Biển Ngà (chiếm 12,8% tổng sản lượng), Trung Quốc (chiếm 10,5% tổng sản lượng), Ghana (chiếm 8,8% tổng sản lượng),…

Thuận lợi và thách thức của mặt hàng nông sản

Hiện nay, xuất khẩu nông sản gạo Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách điều tiết của các quốc gia xuất khẩu chủ lực như Ấn Độ và Thái Lan. Khi Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới – hạn chế xuất khẩu gạo không phải Basmati như trong năm 2023, lập tức tạo ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung và đẩy giá gạo tăng cao. Tuy nhiên, khi quốc gia này dỡ bỏ lệnh cấm vào cuối năm 2024, giá gạo toàn cầu lại sụt giảm nhanh chóng, gây bất lợi cho các nước xuất khẩu khác, bao gồm Việt Nam. Bên cạnh đó, các thị trường cao cấp như Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đang ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật như: MRL, SPS, EUDR,… Đây là các rào cản phi thuế quan lớn mà nông sản gạo Việt Nam phải vượt qua nếu muốn thâm nhập và duy trì thị phần tại các thị trường có giá trị cao.

Dự báo xu hướng xuất khẩu mặt hàng nông sản nửa cuối năm 2025​

Từ 1/2025 – 6/2025, gạo tẻ thường loại 5% tấm xuất khẩu giảm từ 399 USD/tấn xuống 397 USD/tấn. Đến thời điểm này, giá gạo tẻ xuất khẩu của nước ta đã đã giảm 264 USD, tương đương 40% so với cuối năm 2023. Các chuyên gia dự báo trong thời gian tới, giá xuất khẩu nông sản gạo bình quân của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục giảm, phản ánh rõ áp lực cạnh tranh về giá với các quốc gia như Ấn Độ, Myanmar, Campuchia – vốn có lợi thế chi phí sản xuất thấp. Trong khi đó, gạo Việt Nam vẫn chịu nhiều chi phí trung gian, thiếu liên kết vùng nguyên liệu, khiến giá thành cao và giảm sức cạnh tranh. Đặc biệt, việc Ấn Độ tích lũy tồn kho lớn trong hai năm qua và nay dỡ bỏ lệnh hạn chế khiến nguồn cung dồi dào trở lại, đẩy giá nông sản gạo toàn cầu giảm mạnh và tạo áp lực lên các nước xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam.

3. Hạt điều - 4,37 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản

Việt Nam tiếp tục giữ vị thế là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới. Hạt điều Việt Nam nổi tiếng với chất lượng cao và được tiêu thụ mạnh ở Mỹ, EU, và Trung Quốc, với sự đầu tư vào công nghệ chế biến sâu để nâng cao giá trị. Năm 2024, xuất khẩu hạt điều đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD. Con số này vượt kỷ lục mà ngành hàng đã đạt được là 3,63 tỷ USD vào năm 2021. Theo số liệu của Cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 195,6 nghìn tấn hạt điều, trị giá 1,33 tỷ USD, giảm 10% về lượng, nhưng tăng 14,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
kim ngạch xuất khẩu hạt điều của việt nam từ 2015 2024 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam từ 2015-2024
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của nông sản hạt điều Việt Nam trong quý I/2025, chiếm 22,7% tổng kim ngạch. Tiếp theo là Hà Lan (11,2%) với mức tăng trưởng mạnh về cả lượng và giá trị, và Trung Quốc (9,8%) dù có dấu hiệu giảm nhẹ. Nhật Bản, Đức UAE cũng là những thị trường tiềm năng ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực.

Thuận lợi và thách thức của mặt hàng nông sản

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nông sản hạt điều toàn cầu tiếp tục tăng nhờ xu hướng ăn vặt lành mạnh, nhất là trong ngành thực phẩm, đồ uống. Hạt điều ngày càng được sử dụng phổ biến trong bánh quy, ngũ cốc, bơ phết và các sản phẩm hữu cơ. Việt Nam đang tận dụng hiệu quả lợi thế thuế quan 0% từ các FTA như EVFTA, CPTPP, UKVFTA và các chương trình ưu đãi khác để mở rộng xuất khẩu nhân điều (HS 0801.32) vào các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada. Tuy nhiên, ngành điều Việt Nam đang đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Tanzania – những nước đang chuyển sang chế biến sâu để nâng cao giá trị và giảm phụ thuộc vào Việt Nam. Đồng thời, các thị trường lớn siết chặt tiêu chuẩn kỹ thuật: giới hạn dư lượng thuốc BVTV, không nhiễm côn trùng, kiểm soát Aflatoxin, và truy xuất nguồn gốc minh bạch.

Dự báo xu hướng xuất khẩu mặt hàng nông sản nửa cuối năm 2025​

Trong quý 1/2025, giá trung bình xuất khẩu nông sản hạt điều sang tất cả các thị trường xuất khẩu lớn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2024, với mức tăng 12,8 37,9%. Các chuyên gia dự đoán trong thời gian tới, giá xuất khẩu hạt điều sẽ tiếp tục tăng, do giá điều thô đang giảm và nhu cầu tiêu thụ điều cao vào các mùa lễ và Tết cuối năm.

4. Hồ tiêu - 1,3 triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản

Hồ tiêu là một trong những gia vị quan trọng mà Việt Nam là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu. Nông sản hồ tiêu của Việt Nam có mặt rộng rãi ở Mỹ, EU và Trung Quốc. Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết năm vừa qua (2024), tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,32 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt gần 1,18 tỷ USD, tiêu trắng đạt 200,6 triệu USD. Tính đến ngày 15/5/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 84.844 tấn hồ tiêu các loại, thu về 585,2 triệu USD.
kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của việt nam từ 2015 2024 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam từ 2015-2024
Trong quý 1/2025, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông sản hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam với 10.278 tấn, nhưng giảm 32,6% so với cùng kỳ. Theo sau là Ấn Độ (3.370 tấn, giảm 11,2%) và Đức (3.358 tấn, giảm 9,3%). Ngược lại, UAE Trung Quốc tăng mạnh lần lượt 15,2% và 87,8%. Trung Quốc, Đức, Mỹ, Ấn Độ và Hà Lan là các thị trường nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu của Việt Nam.

Thuận lợi và thách thức của mặt hàng nông sản

Hiện nay, giá hồ tiêu thế giới đang có xu hướng ổn định và tăng do nguồn cung nông sản toàn cầu thu hẹp trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, đặc biệt tại các thị trường lớn. Các FTA như EVFTA, CPTPP tiếp tục tạo lợi thế cạnh tranh cho hồ tiêu Việt Nam nhờ ưu đãi thuế quan, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu chất lượng cao. Đây là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP, hữu cơ và có truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu cũng đối mặt với nhiều thách thức. Chi phí sản xuất tăng mạnh do giá phân bón, thuốc BVTV, nhân công leo thang, ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng. Ngoài ra, các rào cản kỹ thuật từ EU, Mỹ về dư lượng hóa chất và tiêu chuẩn bền vững ngày càng khắt khe. Ngành cũng phụ thuộc lớn vào thị trường truyền thống như Mỹ và Trung Quốc – những thị trường tiềm ẩn rủi ro từ biến động chính sách. Riêng Trung Quốc, lượng nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam đã giảm tới 84% trong 10 tháng đầu năm 2024.

Dự báo xu hướng xuất khẩu mặt hàng nông sản nửa cuối năm 2025​

Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu nông sản hồ tiêu của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là về giá trị, nhờ vào sự khan hiếm nguồn cung toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ ổn định. Mặc dù có thể có những thách thức về chính sách thuế và suy giảm ở thị trường Hoa Kỳ, việc tăng mạnh ở UAE và Trung Quốc cho thấy xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ đạt được những kết quả khả quan.

5. Cao su - 3,4 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông sản

Cao su là một cây công nghiệp lâu năm quan trọng, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu nông sản. Cao su thiên nhiên của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia. Năm 2024, xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 2 triệu tấn, trị giá 3,4 tỷ USD. Đây là mức kim ngạch xuất khẩu cao su cao nhất từ trước tới nay. Trước đây, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt cao nhất vào năm 2022 với 3,3 tỷ USD. Theo số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng 4/2025, nước ta xuất khẩu 31.224 tấn cao su, trị giá 62 triệu USD.
kim ngạch xuất khẩu cao su của việt nam từ 2015 2024 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam từ 2015-2024
Năm 2024, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản cao su lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 67,6%; tiếp theo là Ấn Độ 7,7%; EU 6% và Hàn Quốc 2,5%…

Thuận lợi và thách thức của mặt hàng nông sản

Hiện nay, nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu tiếp tục tăng nhờ sự phục hồi của các ngành công nghiệp lớn như ô tô, y tế và xây dựng. Các FTA như EVFTA, CPTPP, RCEP mở ra ưu đãi thuế quan cho mủ cao su, gỗ cao su và sản phẩm chế biến, giúp hàng Việt gia tăng cạnh tranh tại các thị trường như EU, Nhật Bản. Tuy nhiên, để hưởng lợi, doanh nghiệp cần đáp ứng quy tắc xuất xứ và chủ động xin C/O phù hợp. Tuy nhiên, ngành cao su Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào Trung Quốc, chiếm 70–80% kim ngạch xuất khẩu, khiến doanh nghiệp dễ bị ép giá và gặp rủi ro khi thị trường này thay đổi chính sách. Bên cạnh đó, giá cao su thế giới biến động mạnh do chịu ảnh hưởng từ sàn TOCOM, SHFE và các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, thị trường tài chính. Điều này khiến doanh nghiệp khó ổn định lợi nhuận và gặp thách thức trong quản lý rủi ro giá cả.

Dự báo xu hướng xuất khẩu mặt hàng nông sản nửa cuối năm 2025​

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), triển vọng giá cao su trong năm 2025 vẫn tích cực. Mức giá trung bình được dự báo dao động từ 1.750 – 2.000 USD/tấn, tùy thuộc vào cung – cầu và tình hình kinh tế vĩ mô. Nếu Trung Quốc thực hiện các gói kích cầu tiêu dùng ô tô, xe điện và hỗ trợ công nghiệp như kế hoạch, nhu cầu nhập khẩu cao su có thể tăng đột biến vào quý III – IV/2025.

6. Rau quả - 7,2 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông sản

Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam trong những năm gần đây. Các loại trái cây tươi như thanh long, xoài, chuối, sầu riêng, vải, chôm chôm… được ưa chuộng tại nhiều thị trường lớn. Năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt gần 7,2 tỷ USD, tăng trưởng 27% so với năm 2023. Theo số liệu từ Cục Hải quan, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 4/2025 chỉ đạt hơn 520 triệu USD, giảm tới 13% so với tháng 4/2024. Đáng lưu ý, giá trị xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 130 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức 500 triệu USD của cùng kỳ năm trước.
kim ngạch xuất khẩu rau quả của việt nam từ 2015 2024 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ 2015-2024
Quý 1 năm 2025, Trung Quốc là thị trường chiếm gần 46% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả. Hoa Kỳ Hàn Quốc là 2 thị trường lớn tiếp theo, lần lượt chiếm 9% (đạt 154 triệu USD) và 6% (đạt 101 triệu USD).

Thuận lợi và thách thức của mặt hàng nông sản

Hiện nay, các FTA như EVFTA, CPTPP, UKVFTA giúp trái cây Việt Nam hưởng thuế suất ưu đãi, tạo lợi thế cạnh tranh tại nhiều thị trường, nhưng để tận dụng được cơ hội này, doanh nghiệp cần đảm bảo vùng trồng đạt chuẩn và có hồ sơ xuất xứ minh bạch. Tuy nhiên, ngành rau quả vẫn lệ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc (chiếm 55–60% kim ngạch), dễ bị ảnh hưởng khi chính sách siết chặt, đặc biệt với mặt hàng chủ lực như sầu riêng. Ngoài ra, chi phí logistics cao và biến động – nhất là container lạnh – làm giảm sức cạnh tranh. Các thị trường lớn như EU, Nhật, Hàn Quốc cũng tăng cường kiểm soát dư lượng thuốc BVTV và truy xuất nguồn gốc. Nếu không đáp ứng, doanh nghiệp dễ bị trả hàng, mất uy tín và cơ hội tại các thị trường cao cấp.

Dự báo xu hướng xuất khẩu mặt hàng nông sản nửa cuối năm 2025​

Trong nửa cuối năm 2025, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam dự kiến tiếp tục chịu áp lực giảm tại thị trường Trung Quốc – thị trường tiêu thụ lớn nhất – tăng cường áp dụng các rào cản phi thuế quan như kiểm soát dư lượng chất vàng O, truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt và yêu cầu chuẩn hóa vùng trồng, đóng gói. Trong khi đó, các loại trái cây khác như chuối, xoài, dừa, chanh leo và thanh long đang ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực tại các thị trường như Đông Bắc Á, Trung Đông và châu Âu, nhờ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tốt hơn và tiềm năng chế biến cao. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu đang có xu hướng dịch chuyển dần khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, chuyển sang mở rộng thị phần tại các thị trường ổn định và có FTA như Hàn Quốc, UAE, EU và Nhật Bản.

7. Chè (trà) - 256 triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu nông sản

Chè là sản phẩm nông nghiệp có lịch sử lâu đời và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Chè Việt Nam được xuất khẩu dưới nhiều dạng như chè xanh, chè đen và chè Oolong đến các thị trường như Pakistan, Đài Loan, Nga, và Trung Quốc. Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 145 nghìn tấn chè, với trị giá 256 triệu USD, tăng 25,4% về lượng và tăng 27% về trị giá so năm 2023. Theo số liệu thống kê Cục Hải quan, trong tháng 2/2025, Việt Nam xuất khẩu được 7,66 nghìn tấn chè, với trị giá 11,91 triệu USD, giảm 21% về lượng và giảm 27,4% về trị giá so với tháng 1/2025.
kim ngạch xuất khẩu chè của việt nam từ 2015 2024 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam từ 2015-2024
Về thị trường xuất khẩu, trong tháng 2/2025, Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23,57% về lượng và chiếm 27,26% về trị giá trong tổng xuất khẩu chè của cả nước, đạt 1,8 nghìn tấn, trị giá 3,25 triệu USD. Ngoài ra, một số thị trường đạt mức tăng trưởng cao so với tháng 2/2024, trong đó đáng chú ý như: Indonesia tăng 247,1%; Hoa Kỳ tăng 66,1%; Trung Quốc tăng 145,4%; Ấn Độ tăng 382,6%,…

Thuận lợi và thách thức của mặt hàng nông sản

Hiện nay, nhu cầu toàn cầu với trà xanh, trà hữu cơ và trà thảo mộc đang tăng nhanh tại EU, Mỹ, Nhật, tạo cơ hội lớn cho các dòng chè đặc sản như shan tuyết nếu đảm bảo truy xuất và chứng nhận chất lượng. Các FTA như EVFTA, CPTPP, UKVFTA cũng giúp chè Việt có lợi thế về thuế quan, đặc biệt so với đối thủ như Sri Lanka hay Ấn Độ. Tuy nhiên, ngành vẫn gặp khó do cạnh tranh nội ngành gay gắt, thiếu định vị thương hiệu và giá xuất khẩu trung bình còn thấp (1.700–1.900 USD/tấn). Rào cản kỹ thuật tại các thị trường cao cấp ngày càng khắt khe, trong khi nhiều vùng nguyên liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn GAP, Organic, làm gia tăng nguy cơ bị cảnh báo hoặc hạn chế nhập khẩu.

Dự báo xu hướng xuất khẩu mặt hàng nông sản nửa cuối năm 2025​

Dự báo cho quý 3/2025, xuất khẩu chè Việt Nam nhiều khả năng vẫn chưa có đột phá rõ rệt, cả về giá lẫn sản lượng. Giá chè xuất khẩu dự kiến tiếp tục duy trì ở mức thấp hoặc có thể giảm nhẹ do áp lực dư cung toàn cầu – đặc biệt từ Kenya và Sri Lanka, hai nước đang khuyến khích mạnh xuất khẩu để bù đắp thiếu hụt ngoại tệ. Dù nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường truyền thống như Pakistan, Ai Cập, UAE có thể nhích lên trong mùa hè và chuẩn bị cho dịp cuối năm, mức tăng không đủ để kéo giá chè toàn cầu lên đáng kể.

8. Sắn và các sản phẩm từ sắn - 1,15 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông sản

Sắn (khoai mì) và các sản phẩm chế biến từ sắn như tinh bột sắn, sắn lát khô là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và sản xuất ethanol. Năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,62 triệu tấn, trị giá 1,15 tỷ USD, giảm 11,1% về lượng và giảm 11,4% về trị giá so với năm 2023. Quý 1/2025, theo số liệu từ Cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu 1,21 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn ra thế giới, thu về 372,8 triệu USD, lần lượt tăng 28,4% về lượng và giảm 13,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam từ 2015-2024
Trung Quốc vẫn là nhà xuất khẩu nông sản sắn và sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam với 1,15 triệu tấn, tương ứng tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sang Malaysia với 3,77 triệu USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm trước; Đài Loan cũng đạt 4,84 triệu USD, giảm 44% YoY; Philippines với 3,08 triệu USD, giảm 2,2% YoY.

Thuận lợi và thách thức của mặt hàng nông sản

Nhu cầu toàn cầu với tinh bột sắn và các sản phẩm phái sinh như tinh bột biến tính, ethanol sinh học đang tăng mạnh, nhất là trong các ngành thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp nhẹ. Đây là cơ hội để sắn Việt Nam mở rộng thị phần, đặc biệt khi nhiều FTA như EVFTA, RCEP, CPTPP giúp giảm thuế cho sản phẩm sắn nếu đáp ứng yêu cầu truy xuất và C/O. Tuy nhiên, ngành cũng đối mặt với rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe từ các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là Trung Quốc, cùng áp lực cạnh tranh từ cây trồng khác và biến động giá do phụ thuộc vào thị trường ngô, gạo toàn cầu. Nếu không chuẩn hóa mã vùng trồng và nâng chất lượng nguyên liệu, ngành dễ bỏ lỡ cơ hội vào các thị trường cao cấp.

Dự báo xu hướng xuất khẩu mặt hàng nông sản nửa cuối năm 2025​

Trong quý 3/2025, xuất khẩu nông sản sắn của Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng mạnh về sản lượng nhờ nhu cầu cao từ Trung Quốc – thị trường chiếm hơn 95% thị phần. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân khó cải thiện do tồn kho lớn tại Trung Quốc, giá chào bán thấp (385–395 USD/tấn FOB), trong khi chi phí đầu vào trong nước tăng vì thiếu nguyên liệu, nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động. Tình trạng phụ thuộc gần như tuyệt đối vào Trung Quốc cũng khiến toàn chuỗi dễ tổn thương nếu thị trường này điều chỉnh chính sách hoặc giảm mua đột ngột.

9. Thủy sản - 10,07 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông sản

Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp tỷ trọng lớn vào kim ngạch nông sản cả nước. Các mặt hàng như tôm, cá tra, mực, bạch tuộc… hiện đã có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhờ vào lợi thế bờ biển dài và hệ thống nuôi trồng hiện đại, ngành thủy sản Việt Nam đang không ngừng mở rộng và khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt khoảng 10,07 tỷ USD, đạt 106% so với kế hoạch (9,5 tỷ USD); tăng 12,1% so với năm 2023 (8,98 tỷ USD). Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2015-2024
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 464 triệu USD trong quý 1/2025, Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với giá trị 371 triệu USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Các thị trường có kim ngạch trên 100 triệu USD còn bao gồm Nhật Bản với 358,9 triệu USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ; Hàn Quốc với 179,7 triệu USD, tăng 7,8% YoY.

Thuận lợi và thách thức của mặt hàng nông sản

Hiện nay, các FTA như EVFTA, CPTPP, RCEP mang lại ưu đãi thuế quan sâu rộng và môi trường thương mại ổn định, giúp thủy sản Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, rút ngắn thời gian thông quan và thu hút nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu thủy sản vẫn đối mặt với rủi ro lớn từ “thẻ vàng” IUU của EU, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu khai thác, cùng với các rào cản phi thuế quan ngày càng khắt khe về dư lượng kháng sinh, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Việc thiếu liên kết chuỗi và chất lượng đầu vào chưa đồng đều tiếp tục là điểm yếu có thể khiến hàng bị từ chối hoặc trả về, làm giảm uy tín trên thị trường quốc tế.

Dự báo xu hướng xuất khẩu mặt hàng nông sản nửa cuối năm 2025​

Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam quý 3/2025 phụ thuộc lớn vào quyết định thuế của Mỹ trong tháng 7. Nếu Mỹ giữ mức thuế 10%, xuất khẩu sẽ ổn định, có thể tăng nhẹ nhờ đơn hàng đã ký và sự hỗ trợ từ các thị trường CPTPP, Trung Quốc, EU. Ngược lại, nếu Mỹ áp thuế 46%, xuất khẩu sang thị trường này sẽ giảm mạnh 30–50%, kéo tổng kim ngạch quý 3 giảm khoảng 10–20%. Doanh nghiệp cần chủ động chuyển hướng thị trường, đẩy mạnh chế biến sâu để giảm phụ thuộc vào Mỹ và hạn chế tác động tiêu cực.

10. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ - 16,25 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông sản

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ là một trong những nhóm hàng nông – lâm sản xuất khẩu có giá trị cao của Việt Nam, đứng trong top đầu về kim ngạch. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực gồm: gỗ xẻ, đồ gỗ nội thất, ván ép, viên nén gỗ… Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 5 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2023. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2025 đạt 6,99 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ 2024.
kim ngạch xuất khẩu gỗ của việt nam từ 2015 2024 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam từ 2015-2024
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần 53,1%. Nhật BảnTrung Quốc là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 13,2% và 10,6%. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh nhất ở thị trường Ấn Độ với mức tăng 95,9% và giảm mạnh nhất ở thị trường Hà Lan với mức giảm 45,1%.

Thuận lợi và thách thức của mặt hàng nông sản

Hiện nay, ngành gỗ Việt Nam đang hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và loạt FTA như EVFTA, CPTPP, RCEP, giúp tăng sức cạnh tranh nhờ ưu đãi thuế và thu hút đầu tư vào chế biến. Nhu cầu nội thất gỗ tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật vẫn tăng ổn định nhờ xu hướng sống tối giản và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, các rào cản pháp lý như EUDR, chống gian lận xuất xứ và yêu cầu truy xuất nguồn gốc đang siết chặt, buộc doanh nghiệp phải nâng cấp toàn chuỗi sản xuất nếu không muốn bị loại khỏi thị trường.

Dự báo xu hướng xuất khẩu mặt hàng nông sản nửa cuối năm 2025​

Dự báo quý 3/2025, ngành gỗ Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với rủi ro lớn từ điều tra chống bán phá giá và trợ cấp sản phẩm gỗ dán bởi Mỹ – điều này có thể dẫn đến áp thuế lên đến 25%, làm suy giảm đáng kể khả năng cạnh tranh tại thị trường chiếm đến 55% thị phần gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Dù xuất khẩu 5 tháng đầu năm đạt 6,99 tỷ USD, nhưng đà tăng này có thể bị chững lại nếu Mỹ thực thi biện pháp thuế nặng và EU siết chặt thêm các quy định mới như CBAM.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam​

Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng nông sản

Doanh nghiệp cần tập trung vào việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ngay từ khâu sản xuất. Điều này bao gồm việc đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại (nông nghiệp thông minh, công nghệ cao để tối ưu hóa canh tác và thu hoạch), và tuân thủ các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalG.A.P., Organic để đảm bảo chất lượng đồng đều và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Bên cạnh đó, việc đầu tư vào chế biến sâu là cực kỳ quan trọng. Thay vì chỉ xuất khẩu thô, doanh nghiệp nên phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn (ví dụ: trái cây sấy dẻo, cà phê hòa tan, tinh dầu quế…). Điều này không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm mà còn nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro biến động giá nguyên liệu.

Đa dạng hóa thị trường và phát triển thương hiệu nông sản

Doanh nghiệp nên chủ động nghiên cứu và mở rộng sang các thị trường mới, không chỉ phụ thuộc vào các thị trường truyền thống. Việc tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP, RCEP là chìa khóa để hưởng ưu đãi thuế quan và tăng cường khả năng cạnh tranh. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần hiểu rõ quy tắc xuất xứ và các rào cản phi thuế quan của từng thị trường.
Song song đó, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm cũng rất cần thiết. Hãy đầu tư vào câu chuyện thương hiệu, thiết kế bao bì bắt mắt, và tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế. Sử dụng các kênh marketing số để tiếp cận người tiêu dùng toàn cầu cũng là một chiến lược hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và logistics nông sản

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là yếu tố sống còn cho nông sản. Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với nông dân và hợp tác xã để kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và đảm bảo nguồn cung ổn định. Đồng thời, cần hợp tác với các đối tác logistics chuyên nghiệp có kinh nghiệm vận chuyển nông sản, đặc biệt là các sản phẩm tươi sống cần điều kiện bảo quản đặc biệt, để đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn và đúng thời hạn.

Chủ động nắm bắt thông tin thị trường xuất khẩu nông sản

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu thay đổi nhanh chóng, việc cập nhật liên tục các quy định mới, chính sách nhập khẩu, và xu hướng tiêu dùng là cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Các thông tin về tiêu chuẩn chất lượng, rào cản kỹ thuật (SPS, TBT), biến động giá cả, và thậm chí là các sự kiện địa chính trị có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu.
Để làm được điều này hiệu quả, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các nền tảng phân tích dữ liệu thương mại chuyên sâu. Một trong những giải pháp nổi bật là TradeInt. TradeInt cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu lớn về thương mại quốc tế, giúp doanh nghiệp:
  • Theo dõi xu hướng thị trường: Cập nhật thông tin về dòng chảy hàng hóa, biến động giá, và nhu cầu ở các thị trường mục tiêu.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Nắm bắt hoạt động xuất khẩu của các đối thủ, từ đó điều chỉnh chiến lược phù hợp.
  • Xác định thị trường tiềm năng: Dựa trên dữ liệu về kim ngạch, chủng loại hàng hóa, giúp doanh nghiệp khám phá các thị trường mới hiệu quả.
  • Cảnh báo rào cản thương mại: Thông tin về các quy định mới, tiêu chuẩn nhập khẩu, giúp doanh nghiệp chủ động thích nghi và tránh rủi ro pháp lý.

Kết luận

Nhìn vào top 10 nông sản xuất khẩu chủ lực, Việt Nam đang nắm giữ tiềm năng to lớn, liên tục đạt kim ngạch kỷ lục và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, ngành cần giải quyết những thách thức cố hữu như sản xuất manh mún, công nghệ chế biến còn hạn chế, và sự phụ thuộc thị trường. Việc nâng cao chất lượng, chế biến sâu, đa dạng hóa thị trường, và ứng dụng công nghệ sẽ là chìa khóa giúp nông sản Việt không chỉ tăng về lượng mà còn tăng về giá trị, vững vàng chinh phục các thị trường khó tính và khẳng định vị thế vững chắc hơn trên bản đồ nông sản toàn cầu.
Theo dõi Tradeint ngay để cập nhật kịp thời các tin tức thương mại quốc tế mới nhất.
 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến các dịch vụ của TradeInt.

Vui lòng dành ít phút để điền vào biểu mẫu này và trò chuyện
với các chuyên gia của chúng tôi.

Kết nối để khám phá các giải pháp thông minh trong thương mại toàn cầu.

Điền thông tin doanh nghiệp của bạn và những thách thức chính trong thương mại để nhận bản demo phù hợp với nhu cầu từ các chuyên gia của chúng tôi.

Tìm kiếm không giới hạn các bản ghi xuất nhập khẩu.

Bản ghi chi tiết (Người mua, Nhà cung cấp, Điểm đến, Sản phẩm, Giá trị, Số lượng, Trọng lượng, Thông tin vận chuyển)

Phân tích đối thủ cạnh tranh (theo mã HS/Sản phẩm)

Đội ngũ hỗ trợ toàn cầu/địa phương

Được các tập đoàn hàng đầu thế giới tin tưởng

quality choice co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
happiest users co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
top performer co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
top performer co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn

Được phát triển bởi một công ty đạt giải thưởng tại Singapore