Tìm hiểu top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (Quý 1/2025)

Top 10 mặt hàng xuất khẩu của VN - Featured image

Trong quý 1/2025, Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục ghi nhận nhiều con số tăng trưởng ấn tượng. Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về những ngành hàng xuất khẩu nổi bật và điểm qua một số xu hướng đáng chú ý.

Trong quý I năm 2025, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức 102,84 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, cán cân thương mại hàng hóa trong quý này ghi nhận xuất siêu 3,16 tỷ USD, thể hiện sự cân bằng tích cực trong hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), bao gồm cả dầu thô, đóng góp tới 73,82 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 9% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng lớn lên đến 71,8%.
Vậy Việt Nam xuất khẩu gì? Đâu là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam? 
việt nam xuất khẩu gì nhiều nhất trong quý 1 năm 2025 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn

#1. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện - 40.6 tỷ USD

Nhóm hàng điện tử, bao gồm máy vi tính, điện thoại và linh kiện, tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong quý I/2025 với tổng kim ngạch đạt 40.6 tỷ trong quý I/2025.
Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu máy tính, linh kiện và thứ 2 về điện thoại di động. Ngành điện tử phát triển mạnh mẽ nhờ sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Intel, Foxconn hay Luxshare, biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất, lắp ráp điện tử lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tuy có lợi thế chi phí lao động thấp, vị trí địa lý thuận lợi cùng chính sách thu hút FDI hiệu quả, ngành vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu với tỷ lệ nội địa hóa chưa cao.
máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn

Đây là một trong những sản phẩm chủ lực, góp phần quan trọng trong top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.

Một số tên tuổi nổi bật tại Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu ngành hàng này có thể kể tới Foxconn Việt Nam, Samsung Electronics, Canon Việt Nam, hoặc các doanh nghiệp nội địa như Nguyên Phi, Abeco Việt Nam.

Các thị trường xuất khẩu chính gồm:

  • Hoa Kỳ – thị trường lớn nhất với nhu cầu cao về điện tử và linh kiện
  • Trung Quốc với kim ngạch tăng gần 37%, đạt 12,54 tỷ USD trong đầu năm 2025
  • Hàn Quốc, nơi các nhà đầu tư lớn như Samsung chiếm hơn 20% kim ngạch xuất khẩu

Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Đài Loan cũng là những thị trường quan trọng của ngành hàng này.

#2. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng - 14 tỷ USD

Với lợi thế về chi phí sản xuất và lao động cạnh tranh so với nhiều nước trong khu vực, ngành máy móc, thiết bị giữ vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng công nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến và lắp ráp tại Việt Nam.

Trong quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt khoảng 14,4 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm trước.
máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng là một trong top 10 mặt hàng xuất khẩu của việt nam co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn

Mặc dù trong tháng 1/2025 có sự giảm nhẹ so với tháng trước, nhóm hàng này vẫn duy trì giá trị xuất khẩu cao và nằm trong số 7 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch trên 5 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này cũng tăng mạnh, cho thấy nhu cầu nguyên liệu và linh kiện phục vụ sản xuất đang ngày càng lớn.

Tuy nhiên, ngành cũng đang đối mặt với một số thách thức như phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Một số tên tuổi lớn trong xuất khẩu mặt hàng máy móc nông nghiệp tại Việt Nam gồm các doanh nghiệp FDI như Kubota, Iseki, Yanmar, CNH Industrial, và CLAAS KGaA GmbH và một số doanh nghiệp nội địa như VEAM, HAMCO, PROSTEEL TECHNO Việt Nam, Viet Son Mechanical, và Quang Khôi. 

Thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành máy móc, thiết bị bao gồm:

  • Hoa Kỳ – thị trường lớn với nhu cầu cao về máy móc phục vụ ngành công nghiệp chế biến và xây dựng.
  • Liên minh châu Âu (EU), nơi xuất khẩu tăng trưởng ổn định nhờ các hiệp định thương mại tự do và nhu cầu về máy móc công nghệ cao.

Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu này còn có nhiều thị trường quan trọng khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Thị trường ASEAN cũng đóng vai trò quan trọng nhờ các ưu đãi thuế quan và liên kết kinh tế khu vực.

#3. Hàng dệt may - 8.7 tỷ USD

Thị trường xuất khẩu chủ lực bao gồm Mỹ, EU và Nhật Bản, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch. Đặc biệt, xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản trong kỳ đạt 1,07 tỷ USD, tăng 11,9%, là mặt hàng xuất khẩu duy nhất của Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD tại thị trường này.
Dệt may là cũng một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, đóng vai trò trụ cột quan trọng trong kim ngạch thương mại và tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt khoảng 8,6 – 8,7 tỷ USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam hiện có gần 7.000 doanh nghiệp dệt may, trong đó 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và khoảng 40% có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Với chi phí lao động cạnh tranh, nguồn nhân lực dồi dào cùng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả, ngành dệt may sở hữu lợi thế lớn trên thị trường quốc tế.
dệt may co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Ngành dệt may đang chuyển dịch mạnh mẽ từ gia công truyền thống sang nâng cao chuỗi giá trị, phát triển bền vững và đa dạng hóa sản phẩm. Chuỗi cung ứng ngày càng hoàn thiện với tỷ lệ nội địa hóa tăng dần. Tuy nhiên, mặt hàng này cũng đối mặt với những thách thức lớn như rủi ro thuế quan, cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu khác, áp lực nâng cao chất lượng và yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững.
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi bật, bao gồm cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Một số doanh nghiệp FDI tiêu biểu trong ngành dệt may tại Việt Nam có thể kể đến như Công ty TNHH Dệt May Eclat Việt Nam (Đài Loan) và Công ty TNHH ELAND VIETNAM (Hàn Quốc).
Ngoài các doanh nghiệp FDI, ngành dệt may Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ với sự đóng góp của các doanh nghiệp nội địa lớn như Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty May Đức Giang, và Tập đoàn TCM.

#4. Nông sản (gạo, cà phê, hạt điều, trái cây) - 8.53 tỷ USD

Nông sản Việt Nam là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với các sản phẩm đa dạng như gạo, cà phê, hạt điều và các loại trái cây nhiệt đới đặc trưng như sầu riêng, thanh long, xoài.
Trong quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt khoảng 8,53 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu nông sản cũng đang được đa dạng hóa nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống và ứng phó linh hoạt với biến động thương mại quốc tế.
Đọc thêm về những xu hướng mới trong hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam tại đây.
Lĩnh vực xuất khẩu nông sản tại Việt Nam có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Louis Dreyfus Company Vietnam (Pháp/Hà Lan), Neumann Gruppe Vietnam (Đức), và Cargill Vietnam (Mỹ).
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nội địa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành nông sản xuất khẩu, tiêu biểu là Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1), và Công ty CP Tập đoàn Intimex.
nông sản là một trong top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu là nông sản của Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm biến động giá cả trên thị trường thế giới, các rào cản kỹ thuật và thuế quan tại những thị trường lớn, cùng với áp lực ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Những thách thức này đặt ra yêu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng và đổi mới công nghệ trong sản xuất và xuất khẩu.
Khu vực Châu Á hiện là thị trường lớn nhất, chiếm khoảng 42% thị phần sản phẩm xuất khẩu của việt namTrong đó, Hoa Kỳ đứng đầu với thị phần 20,2%, tiếp theo là Trung Quốc với 17,3% và Nhật Bản chiếm 7,7%. Bên cạnh đó, các thị trường EU, châu Mỹ và ASEAN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang có nói chung và nông sản nói riêng.

#5. Giày dép - 7.7 tỷ USD

Việt Nam hiện là một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới, đứng thứ 3 về sản lượng và thứ 2 về xuất khẩu toàn cầu.
Trong quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt khoảng 7,6 đến 7,7 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tăng trưởng chủ yếu nhờ mở rộng đơn hàng ở phân khúc giày thể thao và giày thời trang.
Ngành da giày thu hút hơn 3 triệu lao động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp FDI và trong nước, tạo nên một chuỗi cung ứng toàn cầu mạnh mẽ. Các doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng giày dép gồm nhiều tên tuổi nội địa như Biti’s, Công ty CP Giày thượng Đình, và các doanh nghiệp FDI như PouYuen Vietnam (Đài Loan), Hwaseung Vina (Hàn Quốc), và Feng Tay Group (Đài Loan).
giày dép co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Với chi phí lao động thấp, nguồn nhân lực dồi dào cùng, chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, và các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP và UKVFTA đã giúp cho ngành giày dép vị trí số 5 trong top các mặt hàng xuất khẩu nổi bật nhất của Việt Nam.
Hiện nay, ngành giày dép đang chuyển dịch theo hướng sản xuất xanh, thân thiện với môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững ngày càng khắt khe từ các thị trường phát triển. Tuy nhiên, ngành vẫn đối mặt với nhiều thách thức như sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc và Hàn Quốc, chi phí logistics tăng cao và thiếu hụt lao động có kỹ năng.
Thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành giày dép bao gồm Hoa Kỳ – chiếm khoảng 36,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ hai với khoảng 26%; bên cạnh đó còn có Trung Quốc (9%), Nhật Bản, Hàn Quốc và mở rộng sang các thị trường Nam Mỹ và Trung Đông. 

#6. Gỗ và sản phẩm gỗ - 3.9 tỷ USD

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn trên thế giới, đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ. Trong quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt khoảng 3,93 đến 3,95 tỷ USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự ổn định và phát triển bền vững của một trong top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu từ việt nam co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ tại Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu phong phú, chi phí lao động cạnh tranh, chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả cùng khả năng tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, ngành này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như biến động kinh tế toàn cầu, chi phí logistics cao, và rủi ro thuế phòng vệ thương mại đặc biệt từ thị trường Mỹ.
Thị trường xuất khẩu gỗ tại Việt Nam có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp liên doanh, có vốn FDI như Savimex, IKEA Supply và các công ty nội địa như Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) và Công ty TNHH MTV Chế biến và Xuất khẩu Gỗ Hà Nội (Hawa).
Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hơn 170 thị trường trên thế giới, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU) chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, chiếm khoảng 53-55% tổng kim ngạch, với kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2025 đạt hơn 2,14 tỷ USD, tăng 12,9%.
Bên cạnh các thị trường lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Canada cũng là những thị trường quan trọng với mức tăng trưởng ổn định.

#7. Thủy sản - 2.45 tỷ USD

Với câu hỏi “Việt Nam xuất khẩu gì?“, câu trả lời sẽ không thể thiếu đi thủy sản.
Ngành thủy sản tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ tạo ra nguồn thu nhập lớn mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Trong quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước và hưởng lợi từ việc tạm hoãn thuế quan.
Đây là một thị trường sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp FDI (như C.P. Vietnam Corporation – Thái Lan, Japfa Comfeed Vietnam – Indonesia, Maruha Nichiro Vietnam – Nhật Bản) và nội địa (như Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Nam Việt, và Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng.
Với lợi thế đa dạng sản phẩm như tôm, cá tra, cá ngừ, mực và các loại nhuyễn thể, cùng chiến lược đa dạng hóa thị trường và áp dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng và chế biến, ngành thủy sản đã khẳng định vị thế vững chắc trong top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
thủy sản là một sản phẩm nổi trội trong top 10 mặt hàng xuất khẩu của việt nam co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Tuy nhiên, ngành cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm các tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản, chi phí sản xuất tăng cao và rủi ro thuế quan đặc biệt từ thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu và các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nguyên liệu và hoạt động sản xuất thủy sản tại Việt Nam.
EU và Nhật Bản là những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao và ngành thủy sản Việt Nam đang không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng các yêu cầu này. Ngoài ra, các thị trường khác như châu Phi, Đông Nam Á và Trung Đông cũng đang được chú trọng để mở rộng cầu tiêu thụ cho mặt hàng này.

#8. Sản phẩm nhựa và cao su - 781 triệu USD

Việt Nam hiện nằm trong nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên.
Trong quý I/2025, mặc dù sản lượng cao su xuất khẩu giảm nhẹ gần 3%, nhưng giá trị kim ngạch lại tăng gần 18%, đạt 781 triệu USD với sản lượng khoảng 421.000 tấn. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.857 USD/tấn, tăng 29% so với cùng kỳ, đánh dấu mức tăng trưởng mạnh nhất trong ba năm qua.
Cùng với đó, ngành nhựa cũng phát triển nhanh, đóng vai trò thiết yếu trong chuỗi cung ứng công nghiệp và nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.
Sự tăng trưởng này là minh chứng cho vị thế của các phẩm nhựa và cao su trong top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu cao su nổi bật tại Việt Nam gồm nhiều tên tuổi FDI như Công ty TNHH Innovation Group Việt Nam và Công ty TNHH Techno Plastic & Rubber VN. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nội địa tiêu biểu trong ngành có thể kể tới Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Công ty CP Cao su Thống Nhất (TNC), và Công ty CP Cao su Bến Thành (BRC)
cao su co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Với nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên dồi dào, chi phí lao động cạnh tranh và chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, ngành cao su và nhựa tạo ra lợi thế bền vững cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam. Công nghệ chế biến sản phẩm ngày càng được cải tiến, giúp nâng cao giá trị xuất khẩu và tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cao su và nhựa trên thị trường quốc tế.
Thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu tập trung tại khu vực châu Á, chiếm tới gần 87% tổng kim ngạch quý I/2025. Trung Quốc là thị trường lớn nhất, chiếm trên 70% sản lượng xuất khẩu, tiếp theo là Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc.
Ngoài ra, xuất khẩu cao su sang các thị trường như EU, Mỹ, Đức, Đài Loan và Nga cũng tăng trưởng ổn định, trong đó EU ghi nhận mức tăng tới 29% trong năm 2024.
Ngành nhựa cũng mở rộng cơ hội tại các hội chợ quốc tế, như K 2025 tại Đức, tăng cường hợp tác và kết nối toàn cầu, qua đó góp phần giữ vững vị trí trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

#9. Hóa chất và sản phẩm hóa chất​

Lợi thế của ngành hóa chất Việt Nam nằm ở sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu, cùng với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu hóa chất nổi bật tại Việt Nam gồm các doanh nghiệp FDI như Công ty TNHH Fumakilla Việt Nam và Công ty TNHH New Toyo Pulppy (cả hai đều đến từ Nhật Bản).
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nội địa cũng đóng góp quan trọng như Công ty TNHH một thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC), Công ty CP Hóa chất Cơ bản Miền Nam (CSV) và Công ty CP Phân bón Bình Điền (BFC).
hóa chất xuất khẩu co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu hóa chất tại Việt Nam có tính phức tạp cao, chịu ảnh hưởng mạnh bởi sự biến động của giá cả đầu vào và đầu ra. Việt Nam phần lớn nhập khẩu nguyên liệu hóa chất từ các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan và các nước Đông Nam Á. Điều này khiến doanh nghiệp gặp nhiều thách thức về sự phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Trong quý I/2025, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa nhóm hàng chế biến, chế tạo khác, trong đó có hóa chất, tăng 5,48% so với cùng kỳ năm 2024.
Thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành hóa chất Việt Nam tập trung tại Trung Quốc, chiếm 22,6% tổng kim ngạch, tiếp theo là Ấn Độ với 18,6%. Các thị trường khác như Malaysia, Indonesia và Nhật Bản cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, Lào đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch.
Bên cạnh đó, ngành còn mở rộng sang các thị trường đa dạng khác tại Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu và châu Mỹ, góp phần đa dạng hóa thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam.

#10. Thực phẩm chế biến và đồ uống ​

Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Việt Nam sở hữu nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng các sản phẩm như cà phê, chè, hạt điều, thủy sản chế biến, cùng các loại đồ uống có cồn và không cồn. Đồng thời, ngành xuất khẩu này cũng từng bước chuyển dịch sang chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu.
thực phẩm chế biến và đồ uống co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
Lợi thế cạnh tranh của ngành nằm ở chi phí lao động thấp, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến hiệu quả, cùng các hiệp định thương mại tự do giúp Việt Nam tiếp cận thuận lợi với thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và FDI đã góp phần tạo nên sức mạnh cho nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam này.
Một số tên tuổi nổi bật trong ngành hàng này gồm các doanh nghiệp FDI như Coca-Cola Việt Nam (Mỹ) và Suntory PepsiCo Việt Nam (Nhật Bản), cùng với nhiều doanh nghiệp nội địa như Công ty CP Thực phẩm Sa Kỳ (Saky Food), Công ty CP Tập đoàn PAN (Pan Food) và Công ty CP Vinamit.
Thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành thực phẩm chế biến và đồ uống bao gồm Hoa Kỳ – thị trường lớn nhất với kim ngạch ước đạt 30,5 tỷ USD, tăng 18,3%. EU đứng thứ hai với kim ngạch khoảng 13,7 tỷ USD, tăng 12,5%.
Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba với kim ngạch ước đạt 13 tỷ USD, giảm nhẹ 0,2%. Ngoài ra, các thị trường Nhật Bản, ASEAN, châu Mỹ và Trung Đông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Đón đầu cơ hội xuất khẩu với thông tin thương mại từ TradeInt

10 mặt hàng xuất khẩu liên tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về kim ngạch và sự chuyên nghiệp hóa trong chuỗi sản xuất – cung ứng. Tuy nhiên, những biến động khó lường của thị trường khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro, tạo ra thách thức lớn trong việc định hình chiến lược và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.
Với những phân tích chính xác và biểu đồ trực quan tích hợp trên nền tảng TradeInt, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng theo dõi hoạt động và xu hướng của các thị trường trên toàn cầu. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận diện các cơ hội và thị trường mới để tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, mở rộng thị phần, và gia tăng lợi nhuận.
Những lợi thế vượt trội của nền tảng TradeInt bao gồm khả năng truy xuất thông tin mạnh mẽ, dữ liệu cập nhật thường xuyên, giao diện thông minh giúp việc phân tích và ra quyết định trở nên nhanh chóng và chính xác. Nhờ đó, TradeInt đã được hàng chục doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và trên toàn cầu tin tưởng sử dụng.
 co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến các dịch vụ của TradeInt.

Vui lòng dành ít phút để điền vào biểu mẫu này và trò chuyện
với các chuyên gia của chúng tôi.

Kết nối để khám phá các giải pháp thông minh trong thương mại toàn cầu.

Điền thông tin doanh nghiệp của bạn và những thách thức chính trong thương mại để nhận bản demo phù hợp với nhu cầu từ các chuyên gia của chúng tôi.

Tìm kiếm không giới hạn các bản ghi xuất nhập khẩu.

Bản ghi chi tiết (Người mua, Nhà cung cấp, Điểm đến, Sản phẩm, Giá trị, Số lượng, Trọng lượng, Thông tin vận chuyển)

Phân tích đối thủ cạnh tranh (theo mã HS/Sản phẩm)

Đội ngũ hỗ trợ toàn cầu/địa phương

Được các tập đoàn hàng đầu thế giới tin tưởng

quality choice co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
happiest users co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
top performer co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn
top performer co so du lieu xuat nhap khau tradeint vn

Được phát triển bởi một công ty đạt giải thưởng tại Singapore